Đóng

Thông tin sức khoẻ

ĐÔI NÉT VỀ BỆNH KHỚP

Bệnh về khớp là bệnh lý phổ biến nhất hiện nay và ngày càng trẻ hóa. Bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật.

Các loại bệnh lý về khớp thường gặp:

  • Viêm xương khớp là tình trạng khi các khớp trở nên đau và cứng, thường gặp ở đầu gối, háng và xương sống. Tình trạng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như: chấn thương hoặc từ bên trong như bị di truyền, nhiễm trùng, chuyển hóa của bệnh gout. Khi mắc phải các chứng viêm khớp này, người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện như: Sưng nóng, đỏ, đau, cứng khớp. Một số dạng viêm khớp thường thấy là: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng. Viêm khớp lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế.
  • Thoái hóa khớp, cột sống là kết quả của việc thoái hóa do nhiều yếu tố tác động hình thành trong một quá trình dài gây ra. Đĩa đệm chèn giữa các xương bị giòn và nứt nẻ do sự thoái hóa kéo dài và không kịp chữa trị, hình thành khe hở cho nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.

Đồng thời khi đó, các dây chằng giảm dần độ đàn hồi, bị giòn, cứng, phình to, chất vôi lắng đọng bên trong gây chèn ép các rễ thần kinh sinh ra các cơn đau kéo dài cho người bệnh làm mất khả năng đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Thoái hóa hệ thống xương cột sống thường xảy ra tại hai vị trí là cột sống cổ và cột sống lưng, chính vì vậy cần có các bài tập thích hợp để tăng sự dẻo dai cho cột sống.

Thoái hóa đầu gối: Là nơi bị cơ thể dồn toàn bộ trọng lượng xuống nên khớp gối cũng là nơi thường gặp phải các thương tổn nhiều nhất cùng với việc phải đi lại, hoạt động nhiều và thường xuyên sẽ gây tổn thương sụn khớp. Khi đó bề mặt của khớp bị mất dần khiến cho chức năng của khớp tiêu giảm dẫn đến khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày và gây đau nhức, nhất là trong thời tiết lạnh.
Trường hợp nặng nhất đối với thoái hóa khớp đó là khi phần sụn bị vỡ ra và mối liên kết này bị tiêu biến làm tăng sự cọ xát giữa các xương gây dãn dây chằng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động và di chuyển, thậm chí là tàn tật.

Các nguyên nhân gây đau khớp:

  • Đau xương khớp do di truyền
    Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau xương khớp trong những gia đình có tiền sử bệnh viêm khớp, bệnh khớp do gen quyết định.
  • Đau xương khớp do tổn thương xương
    Xảy ra khi khớp bị tổn thương do va đập, do phải gánh chịu lực nén quá mức trong thời gian dài (công việc phải thương xuyên mang vác nặng, vận động quá mức, người thừa cân béo phì…), hoặc do khởi động làm nóng không kỹ trước khi tập luyện cũng dẫn đến chấn thương.
  • Đau cơ xương khớp theo tuổi tác
    Khi tuổi trung niên, các khớp, xương, hệ cơ đã bị lão hóa khiến cơ thể không đáp ứng được với cường độ hoạt động thường xuyên hàng ngày, gây ra đau nhức dần đến viêm.
  • Đau xương khớp do sai tư thế
    Làm việc, vận động, sinh hoạt sai tư thế trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây đau xương khớp.
  • Đau do mang giày dép quá chật, gót cao
    Chọn giày dép quá cao, hay quá chật… khi đi lại vận động nhiều sẽ làm cho người đi đau chân, lâu dần dẫn đến viêm gân, gót chân, thoái hóa khớp cổ chân.
  • Đau cơ xương khớp do những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần
    Đi bộ quá nhiều, đứng quá lâu, thường xuyên đánh máy tính, đứng làm việc theo dây chuyền…gây đau các khớp xương ở các khớp phải vận động nhiều, chịu trọng lực nhiều.

Các dấu hiệu bệnh lý về khớp bạn nên đi khám:

  • Đau mỏi, cứng kẹt khớp háng, khớp gối, khó khăn khi di chuyển.
  • Không thể xoay chân vào trong hay ra ngoài, xoay hông hoặc cúi người.
  • Bị sưng hoặc đau khớp sau khi ngủ dậy hoặc ngồi lâu một chỗ bị cứng khớp, hạn chế vận động.
  • Đau vùng xương chậu, khớp gối, khi đi lại có thể nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ trong khớp háng, khớp gối.
  • Đi lại thấy lỏng khớp, không tự tin, phải dùng thêm gậy chống hoặc tay vịn khi lên xuống cầu thang.
  • Tràn dịch khớp tái diễn làm vùng khớp bị tổn thương sưng to.

Khi gặp một trong những dấu hiệu kể trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sỹ, thực hiện những xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân đau khớp và tầm soát các bệnh lý về khớp, từ đó có chế độ làm việc, luyện tập phù hợp.

Chat Facebook
  • Chào bạn!

  • Bạn cần chúng tôi tư vấn hoặc hỗ trợ thông tin gì ạ?

  • Chat ngay