Vì sao chữa viêm gan C ở Việt Nam đắt gấp 10 lần quốc gia khác
Viêm gan siêu vi C (HCV) là căn bệnh nguy hiểm do virus xâm nhập tế bào gan gây ra. HCV xâm nhập thẳng vào cơ thể qua máu rồi tấn công tế bào gan và sinh sôi nảy nở làm cho tế bào gan sưng lên đồng thời giết các tế bào gan.
Viêm gan siêu vi C (HCV) là căn bệnh nguy hiểm do virus xâm nhập tế bào gan gây ra. HCV xâm nhập thẳng vào cơ thể qua máu rồi tấn công tế bào gan và sinh sôi nảy nở làm cho tế bào gan sưng lên đồng thời giết các tế bào gan.
Theo thống kê tại Việt Nam có đến 80% những người bị nhiễm HCV có khả năng trở thành bệnh kinh niên (chronic). Để điều trị bệnh, bệnh nhân viêm gan siêu vi C tại Việt Nam phải mua thuốc điều trị với giá khoảng 45 triệu đồng/liệu trình, cao gấp 10 lần so với bệnh nhân ở các nước Ai Cập, Ấn Độ…Vậy, nguyên nhân do đâu?
Đánh giá thực trạng viêm gan B tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có số người mắc viêm gan virút (viêm gan B và C) ở mức cao trong khu vực, với khoảng 3 triệu bệnh nhân nhiễm virút viêm gan C cần điều trị (số mắc ước tính từ 0,2-4% dân số) và nhiều triệu bệnh nhân viêm gan B (tỉ lệ dân số nhiễm virút 6-20%). Tuy nhiên, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, mới có 750 bệnh nhân đang điều trị viêm gan siêu vi C.
Hết năm 2016 nếu bảo hiểm chi trả loại thuốc mới được đưa vào hướng dẫn điều trị quốc gia, số bệnh nhân được tiếp cận thuốc mới tăng lên được khoảng 2.000 người, quá thấp so với số người cần điều trị. Riêng với viêm gan siêu vi B do hiện giá thành điều trị đã giảm, nên số lượng bệnh nhân được dùng thuốc đã tăng lên.
Một trong những lý do chính làm người bệnh không có thuốc là giá thuốc quá cao. Qua khảo sát bệnh nhân, ông Kính cho biết nếu có bảo hiểm hỗ trợ, tiền thuốc dưới 3 triệu/đợt điều trị thì 43% bệnh nhân có thể chi trả được. Trường hợp phần cùng chi trả từ 10 triệu đồng/đợt điều trị, chỉ 10% bệnh nhân có thể chi trả được tiền thuốc.
Giải đáp nguyên nhân
Trong khi bệnh nhân Ai Cập được điều trị với giá khoảng 200 USD/liệu trình, bệnh nhân Ấn Độ khoảng 250 USD/liệu trình (sử dụng thuốc phiên bản, còn gọi là thuốc generic), thì giá thuốc ở VN gấp 10 lần, khoảng 45 triệu đồng/liệu trình. Đó là chưa tính chi phí xét nghiệm, đo tải lượng virút sau điều trị.
Trước thực tế trên, ông Nguyễn Văn Kính – giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết, nếu tích cực đàm phán, thương thảo với nhà cung cấp thuốc, sang 2017 giá thuốc này mới có thể giảm về 700-800 USD/liệu trình, tuy nhiên vẫn là mức cao so với nhiều nước trong khu vực.
Trước đó, tháng 5-2016, Việt Nam đã có quy định về thương thảo, đàm phán về giá thuốc với các thuốc đang được độc quyền, giá cao hoặc thuốc có số lượng sử dụng lớn. Tuy nhiên do Bộ Y tế chậm ban hành hướng dẫn điều trị quốc gia, trong đó có hướng dẫn rõ loại thuốc sử dụng để bảo hiểm có cơ sở chi trả, nên bệnh nhân bảo hiểm y tế khó tiếp cận thuốc điều trị căn bệnh viêm gan siêu vi C.
Dự kiến trước tháng 9/2016, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn quốc gia điều trị bệnh viêm gan siêu vi C, sau đó là quá trình đàm phán về giá thuốc. Do đó, nếu giá thuốc được đàm phán giảm thì bảo hiểm có thể sẽ chi trả 50-70% chi phí điều trị viêm gan siêu vi C từ 2017.